Vai trò của Chất đạm- Protein

Trang chủ » Vai trò của Chất đạm- Protein
Nội dung bài viết

Add a header to begin generating the table of contents

Nhu cầu chất đạm là không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của mỗi người, tuy nhiên tác dụng của nó và nhu cầu bao nhiêu là đủ thì không phải ai cũng biết.

Nhu cầu:

– Khoảng 50-60g/ ngày tùy theo cường độ lao động nặng, nhẹ.
– Tùy theo tuổi tác: dưới 12 tuổi chỉ cần 50g/ ngày; Dưới 15 tuổi chỉ cần 55g/ngày; Trên 15 tuổi cần 60g/ ngày.
– Phụ nữ có thai 6 tháng cuối cần 70 g/ ngày; Phụ nữ cho con bú sáu tháng đầu cần 83g/ ngày

Lưu ý:

– Đạm động vật chỉ nên chiếm 30% tổng nhu cầu đạm của cơ thể. Đạm thực vật có trog đậu nành, lạc vừng,…
– Không nên ăn quá thừa đạm vì nó có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gout

Tác dụng:

Protit trong cơ thể có các tác dụng chính là sinh nhiệt (1 gam Pr= 4,1 Kcal) và là thành phần cấu tạo của tế bào, các mô, cấu tạo của các enzym, hormon, Hb, kháng thể, chất kích thích sinh học.
Khi ăn vào cơ thể, protit được phân chia thành 20 loại axit amin ((Glycine (G); Glutamic acid (E); Asparatic acid (D); Methionine (M); Threonine (T); Serine (S); Glutamine (Q); Asparagine (N); Tryptophan (W); Phenylalanine (F); Cysteine (C); Proline (P); Leucine (L); Isoleucine (I); Valine (V); Alanine (A); Histidine (H); Lysine (K); Tyrosine (Y); Arginine (R)).

Mỗi axit amin đều có chức năng sinh lý nhất định.
+ Tryptophan, lyzin, tyrozin, acginin, systein, cần cho sự phát triển của lông, tóc
+ Lyzin cần cho sự sinh trưởng và duy trì sự cân bằng protit
+ Glyxin được sử dụng để tạo thành các tổ chức keo và tạo protoporphirin của Hb hồng cầu.
+ Valin cần cho sự hoạt động của hệ thần kinh
+ Lơxin cần cho sự tổng hợp protit huyết tương và mô bào
+ Metionin tăng cường chức năng bảo vệ của gan.
+ Tryptophan giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản
+ Tyrozin cần cho sự tổng hợp hormon của tuyến giáp.
+ Glutamin có vai trò trong trao đổi trung gian giữa các a.a.
Nếu ăn thiếu đạm lâu ngày sẽ sinh bệnh.

Có hai nguồn cung cấp đạm là từ động vật và thực vật. Đạm từ động vật cân đối và đầy đủ để chuyển thành các axit amin hơn đạm thực vật. Ví dụ đạm trong trứng thì sẽ đủ hơn ăn lạc, nếu ăn lạc thì phải thêm vừng, đậu,…
Các loại thực phẩm có nhiều đạm như: Tôm, tép (75%), cá, trứng, lươn, ếch, nhộng tằm,…
Thực vật nhiều đạm như đậu nành (34%), lạc, vừng, đậu,… gạo có tỉ lệ đạm nhỏ (7.6%) tuy nhiên nếu ta ăn số lượng lớn (ăn nhiều cơm) thì lượng đạm vẫn đầy đủ theo nhu cầu cơ thể.
Đạm động vật cơ thể dễ hấp thụ hơn (95%), đạm thực vật thì cơ thể chỉ hấp thu được (60-70%).

Quá trình đồng hóa protit:

– Dưới tác dụng của hệ thống men tiêu hóa, Protit trong thức ăn được phân giải thành các axit amin, nó được hấp thu vào máu và theo tĩnh mạch cửa vào gan. Tại gan, một phần axit amin được giữ lại và tổng hợp thành globumin và fibrinogen. Phần lớn các axit amin được vận chuyển đến các mô bào để sử dụng tổng hợp thành các phân tử protit đặc trưng cho từng mô bào. Một số mô bào tạo nên các protit đặc trung cao như: Enzym, Hormon, Hemoglobin, các kháng thể,…
Nên ăn cân đối theo nhu cầu của cơ thể,và cân đối giữa lipit, gluxit, các vitamin và các nguyên tố vi lượng khác. Đừng để thừa nhiều đạm, vừa tốn tiền mua thức ăn vừa tăng nguy cơ mắc bệnh. Hãy ăn uống một cách khoa học nhé.

– Love hands- Đôi bàn tay yêu thương-


Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top