Cây Dong riềng đỏ

Trang chủ » Cây Dong riềng đỏ
Nội dung bài viết

Add a header to begin generating the table of contents

Cây Dong riềng có tên khác là dong tây, vùng dân tộc gọi Slim khỏn, Slim tàu tẳng, Si mun, Tên khoa học là Canna edulis red. Dong riềng đỏ phân bố ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh miền núi phia Bắc nước ta như Bắc cạn, Phú thọ, Yên Bái, Sơn la, Hòa Bình …
Bộ phận dùng
Theo y học cổ truyền, toàn bộ: Lá, thân và củ của cây dong riềng đỏ đều được dùng làm thuốc.
Cách chế biến và thu hái
Dùng trong y học: Vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, người dân đào lấy cả củ, thân và lá. Củ rửa sạch. Sau đó toàn bộ lá, thân và củ đem thái miếng mỏng phơi khô bảo quản dùng dần để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Củ dong riềng đỏ có chứa nhiều tinh bột (khoảng 70%), chất khoáng 2%, chất xơ 5%, chất đạm 3%, chất béo 2% và một số hoạt chất khác.
Tính vị và tác dụng
Theo y học cổ truyền củ dong riềng đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ áp, lợi huyết, bổ tim. Lá và thân cây có tác dụng làm dịu và kích thích.
Chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần.
Cách làm thuốc
Chỉ cần độc vị dong riềng đỏ, bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã phơi khô tự nhiên, mang sao thơm nấu 60-100g nấu nước uống hàng ngày hoặc nếu nấu với 1 quả tim lợn/ 1 ngày, thì ăn trong 10 ngày.
Công trình nghiên cứu về dong riềng chữa 7 chứng của bệnh tim mạch: chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần. Đã được bộ khoa học và công nghệ công bố.


Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top