START UP 0$- KHỞI NGHIỆP THỰC HÀNH- Phần 3

Trang chủ » START UP 0$- KHỞI NGHIỆP THỰC HÀNH- Phần 3
Nội dung bài viết

Add a header to begin generating the table of contents

Qua Phần 2, chắc chắn các bạn đã định vị được xuất phát điểm của mình và chọn được định hướng phát triển cho đam mê của mình rồi. Tôi xin hệ thống lại 1 chút cho các bạn dễ hình dung:
Phần 1. Chuẩn bị sức khỏe cả về mặt tinh thần và thể chất.
Phần 2. Xác định đam mê, năng khiếu, sở trường và xu hướng phát triển của xã hội để đón đầu các xu hướng.
Ngoài các chuyên môn, đam mê, năng khiếu bạn đã có, Phần 3 này chúng tôi xin giới thiệu cách rèn luyện những kỹ năng cơ bản, bắt buộc để các bạn áp dụng trong quá trình lập nghiệp của mình.

CÁC KỸ NĂNG

1. HỌC HỎI
Quá trình học để tiếp thu và dạy (hướng dẫn người khác) là một quá trình 2 chiều, cả người nói và người nghe đều học hỏi lẫn nhau, do vậy để học tốt chúng ta nên chọn cách hướng dẫn lại người khác.
Khi chúng ta học hỏi thì rất cần những kỹ năng: Lắng nghe, hiểu, phân tích động cơ đằng sau những câu nói của người dạy hoặc của nguồn thông tin bên ngoài mà mình tiếp nhận, sau đó lựa chọn tiếp thu những kiến thức cần thiết cho mình- tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, còn những kiến thức chưa thấy cần cứ gác qua 1 bên, không nên nhớ nhiều, không học thuộc lòng như 1 con vẹt. Những kiến thức khác lúc nào cần đến cứ hỏi Mr. Google. Nhiều người học giỏi nhưng không thành đạt hoặc thua kém một số người khác. Chúng ta có thể giải thích là do tác động của số phận, mồ mả ông bà, tướng số,…Theo quan điểm của tôi thì ngoài yếu tố may mắn thì người đó có khả năng phân tích và ra quyết định đúng đắn, đón đầu được 1 xu thế mới. Ví dụ: Warren Buffet là khả năng phân tích lựa chọn đầu tư, Bill Gates đi đầu xu thế sử dụng máy vi tính, Donald Trump phân tích và chọn đầu tư bất động sản, khách sạn. Một số tỉ phú khác đầu tư ngành thời trang, còn mới đây theo xu thế số hóa, robot hóa thì các ông chủ của facebook, google, alibaba, đã đón đầu và tự tạo ra xu thế mới qua công nghệ thông tin. Tương lai các ông chủ mới này đều đầu tư vào xu thế mới là ô tô điều khiển tự động, robot, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,…


Học cách Lắng nghe

Học là rất quan trọng với mỗi người, có thể không được học ở trường học, nhưng phải học mọi lúc mọi nơi và bất kể thầy nào. Học tốt rồi cũng cần phải phân tích và chọn lọc vì học là quá trình khám phá lại những gì người khác đã khám phá, do vậy cần kỹ năng phân tích để chọn lọc những cái tinh túy phù hợp với bản thân và không áp dụng máy móc, dập khuôn. Ví dụ: Khi tôi học thầy Lê Thẩm Dương thường khuyên đọc truyện Tam Quốc, nhưng tôi sẽ không có đủ thời gian để đọc lại bộ truyện Tam Quốc thì tôi chọn đọc quyển: Những Tinh hoa trong Tam quốc. Theo tôi thì quyển này có sự phân tích theo quan điểm riêng của tác giả, tuy nhiên những tinh hoa của nó thì không ai phủ nhận được và mình cần học những nội dung tóm tắt thôi, vẫn áp dụng được vào công việc của mình.
2. THUYẾT TRÌNH
Ở Việt Nam thuyết trình chưa được đưa vào trường học, do vậy tôi tách kỹ năng thuyết trình ra một mục riêng.
Thuyết trình theo quan điểm cá nhân tôi thì nó cần tổng hợp được nhiều yếu tố khác nhau như dưới đây
Nếu không đủ các yếu tố dưới đây thì bài thuyết trình không thuyết phục được người nghe. Cụ thể là:
– Sự tự tin
Nếu người thuyết trình thiếu tự tin, nói năng sẽ không lưu loát, lập luận không logic, bài thuyết trình toàn chữ và đọc như như một bài diễn văn, quá ít hình ảnh,… thường làm cho người nghe chán nản, ngủ gật, không tập trung.
Sự tự tin quan trọng nhưng không tự tin thái quá đến mức tự kiêu để đối đáp lại, chế giễu những câu hỏi phản biện của người nghe. Cần thể hiện được sự chân thành tiếp thu những ý kiến phản biện nếu có.
Trong quá trình diễn thuyết, ngôn ngữ hình thể, ánh mắt và mức độ chân thành sẽ bộ lộ ra trong cử chỉ hành động của người diễn thuyết. Ánh mắt người thuyết trình nên hướng tới tất cả mọi người chứ không nên nhìn tập trung vào 1 điểm cố định nào. Người thuyết trình có truyền được lửa sang người nghe hay không lại phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt huyết của người nói đối với chủ đề mà người đó trình bày.
– Khả năng nói -diễn thuyết-trước đám đông
Diễn thuyết trước đám đông cần có giọng nói cuốn hút, cách diễn đạt tinh tế, biết nhấn nhá, nhanh chậm tùy theo ngữ cảnh để người đọc bị cuốn hút mà không gây nhàm chán, buồn ngủ. Giọng nói cần được luyện tập để lưu loát, phát âm chuẩn, không bị ngọng, không quá nhanh, quá chậm.

– Khả năng chuẩn bị nội dung.
Chuẩn bị nội dung phù hợp với đối tượng người nghe. Nội dung thông thường đều gồm 3 phần: Mở đầu, phần thân và kết luận. Tuy nhiên có thể kheo léo phá cách bằng 1 kết thúc mở và dẫn dắt người nghe đến mục thảo luận tự do. Các luận điểm nêu ra cần phải logic, chặt chẽ để nếu có bị phản biện thì cũng phải có cách giải thích hợp lý cho người nghe bị thuyết phục.
Thời gian nên vùa phải đủ như 1 tiết học 45 phút thì nên dừng ở 30 phút trình bày, dành 15 phút thảo luận, sau đó chuyển đổi sang nội dung khác để đỡ nhàm chán.
Phần trình bày nên nhiều hình ảnh trực quan, sinh động, chèn một số khẩu hiệu ngắn gọn. Không trình bày toàn chữ và đứng đọc. Nội dung chuẩn bị tốt sẽ phần nào giúp người thuyết trình tự tin hơn.
– Sự tinh tế trong chủ đề cần thuyết trình.
Người thuyết trình nói như thế nào không quan trọng bằng cảm xúc của người nghe cảm nhận những vấn đề bạn nêu ra như thế nào.
Sự tinh tế nằm ở chỗ biết chọn những nội dung và cách nói có thể pha thêm chút hài hước nhưng vào đúng đối tượng, phù hợp từng độ tuổi người nghe, giới tính, tôn giáo sắc tộc, nhu cầu của người nghe…

Trong bài này tôi tạm giới thiệu 2 kỹ năng trong bộ 10 kỹ năng cơ bản. Nếu các bạn có điều kiện nên tham gia vào các lớp đào tạo kỹ năng thuyết trình để được thực hành thực tế hơn. Trường hợp các bạn không có điều kiện đến lớp thì chúng tôi khuyên bạn nên tự lập 1 chủ đề, nội dung có cả 3 phần, mở bài, thân bài và kết luận. sau đó chỉ dùng những hình ảnh miêu tả, diễn đạt những nội dung bạn cần nói, chạy slideshow trên powerpoint, sau đó tự đứng diễn thuyết 1 mình trong phòng với thời lượng tự chọn, nội dung diễn thuyết nên học thuộc, lưu loát, không đưa lên màn hình dạng chữ dài và đọc theo. Điều chỉnh âm lượng theo độ rộng của không gian phòng và số lượng khán giả. Giọng nói nên trầm ấm, thần thái chuyên nghiệp để thuyết phục người nghe.
Một bộ khoảng 10 kỹ năng, các bạn có thể tham gia các khóa học để rèn luyện các kỹ năng này hoặc tìm hiểu trên mạng Internet. Tôi không tiện xào xáo, đăng lại vì nó gây nhàm chán.
Chúng tôi sẽ giới thiệu các nội dung khác rất cần cho cho bạn khỏi nghiệp, những chia sẻ này là chúng tôi đang đặt mình ở vị trí của các bạn đang, những người mà đang từng bước bắt tay vào khởi nghiệp, do vậy ngôn ngữ và cách diễn đạt của chúng tôi chỉ dựa vào những kinh nghiệm mà chúng tôi đã gặp phải để cho các bạn dễ tiếp cận.
Để khỏi nghiệp từ 0 đồng, các bạn vui lòng tự tập luyện theo hướng dẫn và theo dõi những bài viết tiếp theo. Chỗ nào chưa rõ hoặc có ý kiến phản biện các bạn cứ để lại comment bên dưới chúng tôi sẽ giải đáp.

– Love hands- Đôi bàn tay yêu thương


Chia sẻ bài viết:

Bình luận bài viết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top